Vệ sinh khử khuẩn tại gia đình để phòng ngừa COVID - 19 theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Trong thời gian gần đây, dịch Covid-19 lại tiếp tục quay trở lại với sức ảnh hưởng lớn phân bố rải rác trên khắp nước ta. Điều này tạo ra nhiều mối lo cho mọi người do đó chúng ta cần phải có những biện pháp để phòng tránh, làm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Muốn vậy thì mỗi người trong chúng ta cần phải biết vệ sinh khử khuẩn tại gia đình để phòng ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ y tế. Việc vệ sinh, khử khuẩn thế nào an toàn và đúng cách mọi người có thể tham khảo một số chia sẻ của Thiết bị vệ sinh D&K trong bài viết dưới đây.

Các cách vệ sinh khử khuẩn tại gia đình để phòng ngừa Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ y tế.

Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường

Đối với thời gian dịch kéo dài, nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước lau nhà, nước rửa chén,... để tiến hành vệ sinh nhà cửa. Các chất tẩy rửa có thể ở dạng gel hay dạng xịt tiện lợi có chức năng đánh bay các vết bẩn, ố vàng và vi khuẩn.

Khi lựa chọn những sản phẩm tẩy rửa dành cho nhà vệ sinh, người tiêu dùng thường sử dụng các dung dịch tẩy rửa bồn cầu như Vim,... Mọi người cũng có thể tự pha dung dịch để tẩy rửa cho bồn cầu theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước. Sau đó mọi người tiến hành phun khử khuẩn và chỉ sử dụng trong ngày.

Sử dụng găng tay, khẩu trang khi tiến hành khử khuẩn

Các chất tẩy rửa thường có mùi khá độc hại và rất nồng, điều này vừa gây hại đến sức khoẻ vừa gây khó chịu cho người phun khử khuẩn. Do đó găng tay cũng như khẩu trang là hai vật dụng hỗ trợ đắc lực cho quá trình vệ sinh. Loại găng tay được sử dụng phải là găng tay cao su đảm bảo cho các chất tẩy rửa không thẩm thấu vào da. Khẩu trang phải là loại khẩu trang kín để tránh mùi cũng như dung dịch bắn trực tiếp vào mặt của người khử khuẩn.

Các bề mặt phải được làm sạch bằng xà phòng trước khi khử khuẩn

Trước khi khử khuẩn mọi người phải làm sạch các bề mặt bám bẩn để loại bỏ những vết bẩm cũng như những vi khuẩn bám cứng. Khi đó dung dịch khử khuẩn sẽ phát huy được tối đa công dụng của nó và việc khử khuẩn cũng đem lại hiệu quả cao hơn.

Việc vệ sinh khử khuẩn phải được tiến hành thường xuyên.

Muốn việc khử khuẩn đạt hiệu quả tích cực hơn thì các gia đình phải tuân thủ các quy tắc về thời gian phun khử khuẩn. Thường thì nền nhà, tường, bàn ghế,... được tiến hành vệ sinh khử khuẩn ít nhất một lần trong một tuần. Còn đối với các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, tay vịn cầu thang,.. thì việc vệ sinh khử khuẩn phải được diễn ra hai lần trong một ngày.

Bố trí thùng đựng rác có nắp đậy đặt ở vị trí thận tiện.

Thùng đựng rác lớn phải được đặt ở những nơi thoáng và cách xa không gian ở của gia đình. Các thùng đựng rác nhỏ có thể được đặt ở bếp cũng như trước nhà để bỏ các loại rác thải sạch. Điều quan trọng nhất là toàn bộ thùng rác phải bảo đảm có nắp đậy để giữ vệ sinh cho không gian cũng như bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong gia đình

Thu gom và xử lý rác thải hàng ngày

Rác thải cần phải được thu gom hằng ngày để ngăn ngừa các vi khuẩn sản sinh trong rác thải. Những vi khuẩn đó nếu như để lâu trong nhà thì chúng sẽ phát triển lớn mạnh và xâm nhập vào đồ ăn, thức uống của mọi người. Chính vì vậy đổ rác thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Vừa rồi là những chia sẻ của D&K về về các cách vệ sinh khử khuẩn tại gia đình để phòng tránh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ y tế. Hy vọng mọi người sẽ có thêm được nhiều thông tin hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân mình cũng như những người xung quanh